z1972472492875_2a4d58cdb63f8ee524976ee585e4f6f1
z1972472659942_2698539873f55460ed8cf0391d2aa86dz1972472647005_e114cb51922d2c43944f1f5b54b30eda

Công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình công nghiệp, công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.

Product Description

Nói đến xử lý nước thải công nghiệp là ta nghĩ ngay đến rất nhiều công nghệ xử lý nước thải ứng dụng với rất nhiều loại nước thải công nghiệp bao gồm : Nước thải của khu công nghiệp, nước thải sản xuất sắt,thép, xi mạ, nước thải sản xuất mỹ phẩm, gia công… Trước khi cùng ACE đi tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp chúng ta cùng tìm hiểu về tính chất, lưu lượng, thành phần đặc trưng có trong nước thải công nghiệp nhé!

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình công nghiệp, công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Nước thải công nghiệp có thể được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất hoặc từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất.
Đặc tính của nước thải công nghiệp của mỗi loại hình sản xuất là khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện đặc tính nước thải công nghiệp của một số loại hình sản xuất thường gặp.

Đặc trưng về chất ô nhiễm trong 5 loại nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay
Các ngành công nghiệp hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào các quy trình sản xuất tạo ra một lượng lớn nước thải ô nhiễm. Ngày nay, hầu hết các ngành công nghiệp đều có xu hướng giảm thiểu sản xuất hoặc tái chế chất thải để tránh tác động đến môi trường. Vì vậy, xử lý nước thải công nghiệp cũng bao gồm nhiều cơ chế và quy trình xử lý để loại bỏ các thành phần ô nhiễm đặc trưng

Nước thải nhà máy nhiệt điện
+ Nước thải từ các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch và nhà máy nhiệt điện than chứa nhiều kim loại như chì, thủy ngân, cadimi, crom, asen, selen và nhiều hợp chất chứa nitơ.

+ Hệ thống xử lý khí thải lò đốt ẩm chuyển các chất ô nhiễm vào vùng nước.

+ Các nhà máy nhiệt điện than sử dụng các hồ tro làm chất lắng bề mặt để loại bỏ tất cả các chất rắn lơ lửng.

+ Công nghệ xử lý này dễ dàng kiểm soát các nguồn ô nhiễm, chẳng hạn như xử lý tro bay, kết tủa hóa học, xử lý nước thải sinh học (bùn hoạt tính), hệ thống màng lọc hoặc bay hơi tinh thể.

Nước thải nhiệt điện - ERATECH

+ Bằng cách bổ sung màng trao đổi ion và công nghệ cải tiến hệ thống thẩm tách điện, có thể đạt được hiệu quả xử lý cao, khử lưu huỳnh hoàn toàn giúp đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.

Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm

+ Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và chế biến thực phẩm được đặc trưng bởi dung tích lớn, khả năng phân hủy sinh học và độc tính thấp.

+ Do nhu cầu oxy sinh hóa cao, hàm lượng TSS cao và sự thay đổi pH bất thường do các nguồn nguyên liệu thô như rau và thịt chế biến theo mùa, các nguồn thải thực phẩm thường phức tạp.

+ Các cơ sở rửa rau tạo ra một lượng lớn các chất dạng hạt, chất hữu cơ hòa tan, thuốc trừ sâu và chất hoạt động bề mặt.

+ Lượng BOD và TSS khá cao đến từ các nhà máy chế biến sữa

+ Lò mổ tạo ra nước thải giàu chất hữu cơ, máu, ruột, vi khuẩn, dầu mỡ, nitơ hữu cơ và amoniac.

+ Các hoạt động chế biến thực phẩm, chẳng hạn như vận chuyển nguyên liệu thô, làm sạch thiết bị, đóng chai và rửa sản phẩm, cũng tạo ra một lượng lớn chất thải.

+ Các chất hữu cơ lơ lửng được lọc bằng phương pháp lọc và lắng

Cách xử lý nước thải ngành công nghiệp thực phẩm – Hóa Chất Đại Việt

Nước thải của ngành hóa chất
+ Tùy thuộc vào quá trình sản xuất hóa chất, nước thải có chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ, phenol, benzen, thuốc trừ sâu, nhựa hoặc sợi tổng hợp.

+ Nước thải cũng bị nhiễm các kim loại như crom, đồng, chì, niken và kẽm.

+ Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là một phép đo tổng các chất ô nhiễm hữu cơ có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học và được sử dụng bởi nhiều thông số được chỉ định trong quy định xả thải.

Nước thải ngành giấy và bột giấy
Chat o nhiem dac trung can xu ly 4

+ Nước thải chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, dioxin, furan, phenol là đặc trưng của ngành sản xuất giấy và bột giấy.

+ Các nhà máy giấy chỉ nhập khẩu giấy chỉ yêu cầu xử lý sơ cấp đơn giản như lắng cặn hoặc tuyển nổi lượng không khí hòa tan.

+ Với lượng BOD, COD và chất hữu cơ tăng cao, hệ thống cần phải xử lý sinh học, bằng cách ứng dụng bùn hoạt tính, bể phản ứng sinh học kỵ khí, hiếu khí.

+ Nước thải chứa một lượng lớn chất vô cơ tải lượng cao,…

Xem thêm: Xử lý nước thải nhà máy giấy

Nước thải ngành dệt may
+ Chất ô nhiễm từ các nhà máy dệt may chứa một lượng lớn BOD, sunfua, phenol, ss, dầu mỡ, crom,… Và thuốc nhuộm tổng hợp là ý tố xuất hiện phổ biến trong doanh nghiệp này.

+ Nếu mỡ động vật trong nguồn thải này không bị ô nhiễm, mỡ động vật sẽ được tái chế để sản xuất.

+ Nồng độ BOD, VOC, dầu mỡ, kim loại nặng hoặc TSS là yếu tố không thể thiết trong ngành này.

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp

Cũng tương tự như nước thải sinh hoạt thì xử lý nước thải công nghiệp có những phương pháp sau:
Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
+ Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn như rác: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
+ Để tách các chất lơ lửng trong nước thải dùng bể lắng:
+ Để tách các chất cặn nhẹ hơn nước như dầu, mỡ dùng bể thu dầu, tách mỡ.
+ Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.
Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa lý là: Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7 – 10-8 cm). Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.

Phương pháp  xử lý hóa học
Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo, Javen), hoặc trung hòa độ pH với nước thải có độ kiềm hoặc axit cao.

Phương pháp xử lý sinh học
Sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung vi sinh vật vào trong nước thải. Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.

Tùy theo đặc tính của nước công nghiệp và yêu cầu đối với nước đầu ra mà chọn công nghệ xử lý nước thải riêng.
Dưới đây là công nghệ hay được áp dụng trong xử lý nước thải công nghiệp:
  • Bể thu gom, tách mỡ
Nước thải công nghiệp từ các nguồn phát sinh được dẫn về cụm bể thu gom. Bể này có chức năng tiếp nhận trung chuyển nước thải, tách dầu mỡ ra khỏi dòng nước thải. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc và tuổi thọ của các thiết bị trong hệ thống xử lý. Rác, dầu mỡ sẽ được người vận hành thu gom định kì. Nước thải trong bể thu gom sẽ tiếp tục được đưa sang bể phản ứng hóa lý (keo tụ – tạo bông).
  • Bể keo tụ, tạo bông
Tại bể keo tụ, tạo bông: nhờ tác dụng của hóa chất trợ lắng và keo tụ, các chất ô nhiễm như các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các cặn bẩn, hay ion kim loại… chúng sẽ kết dính với nhau tạo thành các bông bùn. Bông bùn được hình thành sẽ lớn dần lên và lắng xuống đáy, phần nước trong hơn sẽ được tự chảy qua máng thu răng cưa đưa về bể điều hòa.
  • Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí cũng như lắng cặn dưới đáy bể.  Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể thiếu khí.
  • Bể thiếu khí
Bằng việc sử dụng các chủng vi sinh vật bám dính dạng thiếu khí trên giá thể lọc sinh học. Bể thiếu khí có chức năng xử lý nitrat (trong nước thải dòng vào và dòng tuần hoàn lại từ bể hồi lưu), thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, xử lý một phần các hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4, H2S, sinh khối mới …
Hàm lượng BOD giảm đáng kể sau khi qua bể này. Nước sau khi qua Bể xử lý thiếu khí được đưa sang Bể hiếu khí để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí.
  • Bể hiếu khí 
Tại Bể hiếu khí, Oxy được cung cấp vào bể thông qua bộ khuếch tán khí, hệ vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy để phân hủy phần lớn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Hệ vi sinh vật hiếu khí dính bám trên hạt mang (giá thể), tạo thành lớp đệm vi sinh chuyển động xáo trộn trong nước thải làm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với chất hữu cơ, do đó hiệu quả xử lý của quá trình này cao gấp nhiều lần so với phương án sử dụng bùn hoạt tính truyền thống.
Kết quả của sự phân hủy các chất hữu cơ bởi hệ vi sinh vật hiếu khí là tạo ra các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, NO3- …, và sinh khối mới.Nước sau khi qua Bể hiếu khí tiếp tục được luân chuyển sang Bể hồi lưu.
  • Bể hồi lưu
Nước thải sau khi qua bể hiếu khí vẫn còn có thành phần nitrat cao (do quá trình oxy hoá amoni tạo thành), cần được xử lý nhờ hệ vi sinh vật thiếu khí. Nước thải từ bể hiếu khí chảy sang bể hồi lưu. Tại đây đặt bơm hồi lưu nước thải đưa một phần nước thải về bể thiếu khí, giúp xử lý hiệu quả nitrat.
Nước từ bể hồi lưu tự chảy sang bể lắng cơ học.
  • Bể lắng cơ học
Bể lắng cơ học có chức năng tạo thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lực bùn cặn còn sót lại trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể, nước sau lắng được đưa sang bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật trong nước thải.
Bùn cặn thu được tại đáy bể lắng định kỳ được bơm về bể chứa bùn nhờ bơm bùn đặt chìm.
  • Bể chứa bùn
Bể chứa bùn có nhiệm vụ lắng và chứa cặn (hay còn gọi là sinh khối) hình thành từ quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước thải từ bể xử lý sinh học.
Thời gian chứa bùn của bể được thiết kế trong khoảng thời gian từ khoảng 2-3 năm.
Ngoài ra, môi trường trong Bể chứa bùn được duy trì trong điều kiện thiếu khí. Điều này giúp loại bỏ Nitrat trong nước tuần hoàn bơm từ bể lắng cơ học về.
Nước từ bể chứa bùn được đưa về bể điều hoà, để tiếp tục được xử lý.
  • Bể khử trùng
Bể này có chức năng loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh ra khỏi nước thải bằng hóa chất khử trùng trước khi xả thải.
——————————————————–
Công ty Cổ phần Môi trường Xây dựng Asia
Địa chỉ: LK240/dv04, Hàng Bè, KĐT Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0962 219 884/0961 746 939
Email:moitruongace.jsc@gmail.com

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *