Product Description
I. CƠ SỞ THIẾT KẾ
1.1 Tính chất nước thải
Đặc trưng của nước giếng khoan thường nhiễm các loại hợp chất vô cơ như sắt, asen, anomi và canxi,..hay nhiễm các vi khuẩn gây ra bệnh về đường tiêu hoá như E.coli, Coliform,..
1.2 Yêu cầu thiết kế
Hệ thống lọc tổng gia đình được thiết kế để đáp ứng được các yêu cầu nước thải sau xử lý đạt cột II theo QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước sinh hoạt.
Bảng 2. Qui chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước sinh hoạt
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính |
Giới hạn tối đa cho phép |
Phương pháp thử | Mức độ giám sát |
||
I | II | ||||||
1 | Màu sắc(*) | TCU | 15 | 15 | TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120 |
A | |
2 | Mùi vị(*) | – | Không có mùi vị lạ |
Không có mùi vị lạ |
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B |
A | |
3 | Độ đục(*) | NTU | 5 | 5 | TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B |
A | |
4 | Clo dư | mg/l | Trong khoảng 0,3-0,5 |
– | SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 |
A | |
5 | pH(*) | – | Trong khoảng 6,0 – 8,5 |
Trong khoảng 6,0 – 8,5 |
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ |
A | |
6 | Hàm lượng Amoni(*) |
mg/l | 3 | 3 | SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D |
A | |
7 | Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) |
mg/l | 0,5 | 0,5 | TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe |
B | |
8 | Chỉ số Pecmanganat |
mg/l | 4 | 4 | TCVN 6186:1996 ho ISO 8467:1993 (E) ặc | A | |
9 | Độ cứng tính theo CaCO3(*) |
mg/l | 350 | – | TCVN 6224 – 1996 ho SMEWW 2340 C ặc | B | |
10 | Hàm lượng Clorua(*) |
mg/l | 300 | – | TCVN6194 – 1996 (ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D |
A | |
11 | Hàm lượng Florua |
mg/l | 1.5 | – | TCVN 6195 – 1996 (ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F |
B | |
12 | Hàm lượng Asen tổng số |
mg/l | 0,01 | 0,05 | TCVN 6626:2000 ho SMEWW 3500 – As Bặc | B | |
13 | Coliform tổng số | Vi khuẩn/ 100ml |
50 | 150 | TCVN 6187 – 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 |
A | |
14 | E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt |
Vi khuẩn/ 100ml |
0 | 20 | TCVN6187 – 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 |
A | |
1.3 Thông số lưu lượng thiết kế
– Dựa vào nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình
– Tính toán theo kinh nghiệm thực tế
– Lưu lượng thiết kế là Q =1 m3/h
II. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
2.1 Đề xuất công nghệ xử lý
Phương án xử lý nước thải được lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của phòng xét nghiệm, hệ thống xử lý thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Chất lượng nước thải sau xử lý đạt theo cột II theo QCVN 02:2009/BYT
+ Không gây ồn, không gây mùi hôi thối khó chịu.
+ Không ảnh hưởng tới mỹ quan của khu vực.
+ Quản lý, vận hành đơn giản.
+ Chi phí vận hành thấp
2.2 Sơ đồ công nghệ
Hình 1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải
2.3 Thuyết minh công nghệ
2.3.1. Bồn chứa nước đầu nguồn
Mục đích: Bồn nước đầu nguồn có tác dụng duy trì lượng nước cung cấp vào hệ thống cũng như đề phong các sự cố mất nước đầu nguồn, tích trữ lượng nước nhất định. Trong bồn được lắp đặt phao điện kết nối với bơm nước đầu nguồn đảm bảo lượng nước trong bồn được giữ ở mức ổn định.
Dung tích bồn chứa: 2 m3
- Bơm lọc
Dùng bơm trục ngang đa tầng cánh với cột áp đạt khoảng 16– 27m hút nước từ bồn chứa nước nguồn đẩy qua các cột lọc đa tầng, lọc cát, lọc than.
Với hệ thống công suất 1 m3/h, chọn bơm có thông số như sau: công suất: P= 1.1 kw, cột áp: 16-27 m H2O.
2.3.3. Cột lọc tổng
Sử dụng cột lọc đa tầng với mục đích làm giảm sâu các chỉ tiêu về cặn bẩn, sắt, magie. Cột lọc áp lực composite, bên trong đổ lớp vật liệu, bao gồm:
+ Lớp sỏi đỡ
+ Lớp cát thạch anh
+ Lớp cát mangan
Công dụng: Nước nguồn còn có chứa cặn bẩn lơ lửng nên khi đi qua cột lọc, cặn bẩn được giữ lại trên lớp vật liệu, nước sau lọc không bị đục vì cặn.
Cát Mangan hoạt động như một chất oxi hóa bề mặt dùng để kết tủa sắt, mangan và hydrogen sulfide. Các chất này được tách ra khỏi nước sau khi bị oxi hóa và tạo thành chất bẩn kết tủa bám vào bề mặt các hạt lọc.
Lớp sỏi có tác dụng đỡ vật liệu, tạo độ rỗng để thu nước.
- Cột lọc than
Cột lọc bao gồm than hoạt tính và sỏi đỡ
Than hoạt tính là một chất chủ yếu là nguyên tố cacbon ở dạng vô định hình, một phần nữa có dạng tinh thể grafit. Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn (500-900 m2/g) nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại chất bẩn.
Lọc hấp phụ tạp chất hòa tan trong nước bằng cơ chế hấp phụ bề mặt hoặc trao đổi ion: bề mặt phân tử than sẽ thu hút các chất hóa học, tạp chất hòa tan trong nước và giữ chúng nằm lại bên trong vật liệu. Với đặc tính “hấp thu dầu mỡ”, than hoạt tính có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa clo, benzene, hay các hóa chất công nghiệp hòa tan trong nước.
Như vậy, khi đo qua cột lọc than, có tác dụng loại bỏ: hữu cơ hòa tan, màu và mùi…
Tại 2 cột lọc có lắp 2 van điện tử điều khiển chế độ lọc. Van điện tử có 3 cửa: cửa nước đầu nguồn vào, cửa đầu ra và cửa xả nước thải sau sục rửa.
Đối với cột lọc đa tầng và lọc than, chế độ rửa lọc được điều khiển tự động, thời gian rửa lọc là do người vận hành cài đặt. Thông thường, thời gian rửa lọc từ 15-20 phút, chu kì rửa lọc có thể 2-3 ngày. Thời gian này có thể thay đổi, tùy vào điều kiện vận hành tại hiện trường, khi thay đổi, chúng ta chỉ cần cài lại thời gian trên van.
Lượng nước sau rửa lọc là nước chứa cặn bẩn nên xả ra ngoài.
- Cột làm mềm
Trong quá trình sử dụng thì chúng ta thường hay thấy cáu cặn tại các thiết bị trong nhà vệ sinh, hoặc ấm đun nước sau một thời gian sử dụng cũng bị cặn vững bám dưới đáy và thành thiết bị.
Nguyên nhân là do trong nước có các ion Ca2+ và Mg2+ tồn tại, gây nên nước cứng.
Độ cứng phân thành hai loại, độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu, thông thường, chúng ta quan tâm đến độ cứng tạm thời, vì nó là muối của cacsbonat và bicacbonat, không tan trong nước và ảnh hưởng cao đến sức khỏe con người.
Có nhiều phương pháp làm mềm nước, nhưng được dùng phổ biến hiện nay là phương pháp trao đổi ion (làm mềm) vì mang lại hiệu quả mà giá thành đầu tư và chi phí vận hành hợp lý.
Nguyên lý: đưa nước qua 1 lớp vật liệu chứa các ion dương hoạt động mạnh (Na+ hoặc H+), vật liệu này hấp thụ các ion Ca 2+ và Mg2+ trong nước và nhả ra các ion kia, do đó tạo ra các hợp chất cacbonat không kết tủa.
Khi các cationit đã hết khả năng trao đổi, thì được hoàn nguyên (phục hồi các ion dương), có thể dùng axit hoặc muối tùy thuộc vào cationit sử dụng
Ở đây, chúng ta sử dụng muối NaCl để hoàn nguyên, sử dụng van tự động 5 cửa thuận tiện cho quá trình vận hành.
Cột làm mềm không phải tiến hành quá trình rửa lọc, mà chúng ta hoàn nguyên hạt nhựa bằng muối.
Qúa trình hoàn nguyên cũng được cài đặt ở van điện tử từ ban đầu, có thể thay đổi thời gian tái sinh, chu kỳ tái sinh dựa vào thực tế vận hành hệ thống.
Nước sau khử khoáng tiếp tục được đưa qua hệ thống lọc tinh để loại bỏ hoàn toàn các thành phần và cặn lơ lửng . Nước ra đạt cột II QCVN 02:2009/BYT.
Quý khách hàng cần tư vấn lắp đặt hệ thống lọc tổng hãy liên hệ Công ty CP Môi trường xây dựng Asia, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách. Hotline: 096 174 6939/ 096 221 9884
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.